Home Kiến thức cơ bản Bài 4: Biểu thức điều kiện trong PHP

Bài 4: Biểu thức điều kiện trong PHP

0
Bài 4: Biểu thức điều kiện trong PHP

Về cơ bản thì chúng ta đã đi qua vài khái niệm cơ bản của PHP rồi và bây giờ còn 1 khái niệm khá quan trọng nữa trong lập trình vì không chỉ là lập trình PHP đó là biểu thức điều kiện. Những điều kiện, biểu thức tạo nên những chương trình phức tạp cũng là do đây.

Khái niệm

Biểu thức điều kiện tức là những điều kiện thỏa mãn bài toán, dùng để tính toán, so sánh để lấy ra kết quả đúng, ví dụ bài toán yêu cầu lấy ra danh sách các bạn nam giới trong lớp, thì điều kiện để lọc là các bạn phải là nam ( và dùng đặc điểm của Nam giới để so sánh ) và nó dùng các toán tử để so sánh.

1. Toán tử trong PHP

Có các loại toán tử như sau:

  • Toán tử gán
  • Toán tử số học
  • Toán tử so sánh
  • Toán tử logic

a. Toán tử gán:

Toán tử gans là lấy giá trị của toán hạng bên phải gán nó vào toán tử bên trái.

Ví dụ: 

$name = "John Doe"; //John Doe đã được gán vào biến $name

b. Toán tử số học

Là dạng phép tính đơn giản như cộng, trừ nhân, chia trong số học, ngoài ra còn có thê phép chia lấy dư được sử dụng để lấy ra số dư của một phép toán.

Ví dụ số 1

c. Toán tử so sánh

Dùng để thực hiện so sánh các số hạng với nhau cụ thể

PHP Example

d. Toán tử logic

Là các tổ hợp chỉnh hợp các giá trị boolean  ( các phép tính and, or, xor )

PHP Example

e. Toán tử Kết hợp

Là các toán tử được viết tắt, cho một  phép toóa tính toán cụ thể nào đó, ví dụ tăng lên 1 đơn vị hoặc giảm 1 đơn vị . . . thường sử dụng trong vòng lặp.

PHP Example

2. Biểu thức trong PHP

a. Biểu thức điều kiện

Là biểu thức dùng để kiểm tra một sự kiện, nếu chúng thỏa mãn điều kiện đó thì thực thi một hành động, Ngược lại sẽ là một hành động khác

Cú pháp

if( điều kiện ){
//hành động
}

Ví dụ:

<?php

$a = 3;
$b = 5;

if( $a < $b) {
echo "bien a nho hon bien b";
}

b. Biểu thức switch case

là biểu thức dạng điều kiện và dùng để giảm thiểu quá trình xử lý dữ liệu nếu có quá nhiều if và else

Cú pháp:

switch( biến ){
case giá trị 1: hành động; break;
. . .
case giá trị n: hành động n; break;
default hành động còn lại; break;
}

Ví dụ:

<?php

$day = 1;

switch( $day ){
case '2': echo "thu 2"; break;
case '3': echo "thu 3"; break;
case '4': echo "thu 4"; break;
case '5': echo "thu 5"; break;
case '6': echo "thu 6"; break;
case '7': echo "thu 7"; break;
default: echo "Chu nhat"; break;
}

?>

Tổng kết

Kết thúc bài này các bạn nắm được cơ bản về cá toán tử, về 2 biểu thức điều kiện thường gặp nhất, ngoài ra còn có các cách viết rút gọn  nữa nhưng chúng ta sẽ tìm hiểu thêm sau.

Về cơ bản PHP cũng đã được khái niệm qua 4 bài chỉ cần có những khái niệm này thì mới có thể đi tiếp được.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.