Home Laravel Mailtrap và Test sending email

Mailtrap và Test sending email

0
Mailtrap và Test sending email

Thường tạo 1 app hay 1 website thường có chức năng gửi mail đi và nhận email, dev thường dùng email của mình để test hoặc email của thằng bạn để test, cơ mà nó phiền ở chỗ bạn phải mở mail để check, với những ứng dụng gửi mail hàng loạt thì bạn lại phải mở bao nhiêu cái email để check nữa, chưa kể đến là email bị đánh dấu là spam nữa tốn bao nhiêu thời gian chỉ để login logout và xóa email. Hôm nay mình hướng dẫn các bạn sử dụng  Mailtrap để test gửi mail, nó phù hợp với cả developer và tester.

Tại sao dùng Mailtrap?

Bình thường chúng ta sẽ sử dụng SMTP của một dịch vụ email nào đó để test gửi mail có ok hay không, trường hợp này bạn phải biết SMTP của dịch vụ đó như thế nào rồi config sau đó test, với tester thì lại phải nhờ dev để hỗ trợ mình việc setup và còn phải test nhiều thứ nữa. Với MailTrap bạn chỉ việc setup 1 lần rồi check tất cả Email gửi đi ở một chỗ, thật là tiện và không bao giờ vào SPAM cả. 

Trường hợp đặt ra là mình test trên con app staging ( con app gần giống với con thật ) trường hợp nhấn gửi mail hàng loạt thì bao nhiêu email khách hàng trên con app này đều nhận được Email tuy nhiên với MailTrap thì không, bạn sẽ nhận được nội dung Email gửi cho khách hàng tại tài khoản MailTrap của mình.

Về bản chất MailTrap sẽ không gửi Email đến những Email thật mà nó sẽ gửi trực tiếp đến inbox của MailTrap ở đây bạn có thể kiểm tra nội dung email để fix.

Ưu điểm:

Dễ dàng đăng ký, dễ dàng sử dụng chỉ cần đăng ký là có SMTP để check rồi nhanh chóng hoàn thành task.

Dưới đây là các ưu điểm chính:

  1. Không bao giờ xảy ra việc spam mail các khách hàng thật bởi những sơ suất của đội phát triển
  2. Phân tích email cho spam và blacklist
  3. Test HTML cho việc hỗ trợ bởi các common email clients
  4. Mặc định bảo mật (HTTPS & TLS)
  5. Cài đặt nhanh chóng và dễ dàng bằng cách dùng config code
  6. Cải thiện RESTful & POP3 API autotests
  7. Tự động Forward emails tới những người cần chúng
  8. Sắp xếp các Email test vào hộp thư đặc biệt
  9. Chia sẻ inboxes với team của bạn

Nhược điểm:

Hiện tại thằng Mailtrap nó giới hạn lượng email nhận chỉ 50 email thôi nên nếu test nhiều thì mình sẽ phải trả phí. ( tạm coi là nhược điểm )

Những ưu điểm trên kia thì có một số cái sẽ không có ở tài khoản free.

Sử dụng

Đăng ký tài khoản

Truy cập website https://mailtrap.io sau đó đăng ký một tài khoản, bạn có thể sử dụng Gmail hoặc đối với dev thì dùng github luôn cũng được.

Hình ảnh sau khi đăng ký và tạo Inbox.

Như hình trên bạn có thể chọn cấu hình cho rất nhiều FrameWork khác nhau để test.

Config SMTP

Bạn chỉ cần chọn FrameWork của mình ( trường hợp dùng FrameWork ) để config. Tuy nhiên chỉ cần chọn SMTP như trong mục SMTP settings là có thể nhận được email đến rồi.

Kết luận

MailTrap khá tiện lợi cho cả dev và tester công việc test gửi nhận email không bao giờ dễ đến thế. Mọi thắc mắc cứ comment hoặc bài viết có vấn đề gì thì cứ ping mình mình sẽ update.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.