Home Blog Page 2

WooCommerce: lấy thông tin sản phẩm từ $product

0

Dạo gần đây mình làm nhiều về mảng WooCommerce nên thường phải đụng tới những thông tin của sản phẩm, bài post này lưu lại những đoạn code có thể sử dụng khi làm việc với WooCommerce plugin, dành cho mình và những ai đang cần.

Truy cập trực tiếp từ biến $product

PHP

Truy cập từ id sản phẩm $product_id

PHP

Lấy từ đối tượng order hoặc từ $order_id

PHP

Mình sẽ viết một bài riêng về phần lấy thông tin từ $order_id

Lấy thông tin sản phẩm từ giỏ hàng

PHP

Tóm tắt

Bài này giúp anh em có được những hàm để lấy được thông tin của một sản phẩm, cụ thể qua các trường hợp riêng của sản phẩm, cụ thể như, lấy thông tin khi biết id sản phẩm, hoặc lấy thông tin trong giỏ hàng?, trong order vân vân.

Lộ trình để trở thành web developer

Gần đây có mấy anh em hỏi thăm về lộ trình trở thành lập trình viên, về các lĩnh vực khác mình không rõ, nhưng mảng lập trình website thì mình có thể chia sẻ, bài viết này nhằm trả lời câu hỏi, lộ trình như thế nào để trở thành 1 web developer?

Bắt đầu từ đâu?

1. Từ sở thích, mục tiêu của mình

Để bắt đầu 1 cái gì đó thì tất nhiên mình phải thích nó trước, nên nhớ là học lập trình hoặc làm 1 nghề nào đó sẽ rất khó nếu không đủ đam mê thì không, ý mình là nếu không thực sự thích thì nên suy nghĩ xem mình thích cái gì nhất rồi hãng làm.

Ok thích rồi, và tất cả mọi thứ dù có khó khăn, phức tạp đến đâu cũng cố cho bằng đc thành nghề lập trình web thì lộ trình của nó như sau:

2. Tham gia nhóm – tìm người để hỏi

Bắt đầu từ việc tham gia các group lập trình trên mạng xã hội, mục đích là để tìm những người tương tự hoặc tìm được người hướng dẫn để có thể theo nghề, khi vào nghề này thì các bạn phải đẩy những kỹ năng, đặc tính sẵn có của mình lên mức độ cao nhất, những kỹ năng & đặc đính đó chính là khả năng tự học, tính tò mò của bản thân.

3. Đặt mục tiêu

Tiếp theo mình sẽ làm một cái gì đó kinh kinh để trêu gái trên nền web, đùa vậy thôi, bạn học lập trình hay học gì cũng vậy phải có mục tiêu thì mình mới thấy được sự phát triển của bản thân, ví dụ bạn lên mạng thấy một trang web nào đó đẹp, bạn sẽ muốn làm được như nó, như vậy thì lấy trang đó ( giao diện 1 trang thôi ) làm mục tiêu và tiếp sau đó là tìm cách có thể làm được điều này.

Sau khi đã có mục tiêu bạn hãy lên kế hoạch cho bản thân mình là mỗi ngày cam kết dành bao nhiêu phút vật lộn với cái kia, không nhất thiết phải ngày 1 ngày 2 bạn làm được, chỉ cần mỗi ngày bạn tiến 1 chút là bạn sẽ thành công.

OK sau khi có đủ những thứ trên như, sở thích, quyết tâm, tham gia group, hoặc kết nối với người trong nghề, mục tiêu, và kế hoạch chúng ta sang bước tiếp theo, những vấn đề kỹ thuật cần tìm hiểu.

Lộ trình về kỹ thuật

Những thứ liên quan đến lập trình web, mình sẽ sắp xếp từ dễ đến khó và các bạn cũng nên học theo từng bước này để có được kết quả tốt nhất, bước trước thường được bước sau sử dụng và chúng có liên quan tới nhau.

1. HTML + CSS + JS

Bước này là bước tạo bộ mặt của website, những gì bạn đang đọc, hoặc mục tiêu của bạn ở bước trước là những thứ này vậy chúng là cái gì? hoạt động ra sao?

Bạn mở trình duyệt Chrome nhấn nút F12 hoặc click chuột phải chọn Inspect Element ( tiếng việt là Kiểm tra phần tử ) những gì bạn nhìn thấy trước mắt đó chính là HTML.

Vậy HTML là cái khung hiển thị ra bên ngoài để cho chúng ta nhìn thấy trong đó bao gồm các thẻ HTML, text, các câu lệnh JS, CSS ( có thể viết chung ) link ảnh…

Trong mớ HTML này sẽ có những đoạn viết trong cặp thẻ <style></style> ( bạn nào chưa biết cặp thẻ HTML thì search google nhé) nếu không có kết quả gì thì comment mình sẽ giải đáp. Trong cặp thẻ này chính là các CSS ( tạm gọi là phần làm màu ), tất cả những gì liên quan tới thẻ style này đều là CSS hết á.

Ok phần còn lại là JS cái này thường được viết trong cặp thẻ <script></script> nhé, cũng như phần CSS kia cứ cái gì liên quan tới cái này đều là JavaScript nhé các bạn. Phần này là phần tương tác với các thành phần của website ví dụ như click vào nút chẳng hạn, thử tưởng tượng với hình bên trên xem, nó giống như việc cù lét một ai đó ( nó gọi là phần tương tác )

2. Học một ngôn ngữ server

À đấy viết tới đây mình mới nhớ ra là chưa nói cho các bạn biết server là cái gì vậy thì các bạn xem clip của bạn Hoàng của toidicodedao nói về cách hoạt động của website như thế nào nhé

Web hoạt dộng như thế nào?

Ok vậy là đã hiểu phần ngôn ngữ server là gì đúng không ? vậy mình sẽ chọn 1 ngôn ngữ bất kỳ để học, đó là PHP, NodeJs, Python … tạm thời mình nên khuyên học PHP bởi PHP ngôn ngữ đã quá phổ biến, & cũng có tuổi rồi nên việc tìm tài liệu không khó.

3. Nghiên cứu về database

Bạn nếu là tay ngang thì chắc chưa biết về cái database này, nhưng phần lớn các bạn học có chút liên quan tới IT thì có biết, phần này dùng để kết hợp với phần ngôn ngữ server để lưu trữ dữ liệu, dữ liệu là những cái gì mà bạn đang nhìn thấy ( text các kiểu đây này )

Bạn có thể nghiên cứu MySQL, MongoDB, hoặc SQL Server … , thế nhưng mình làm web thì dùng MySQL là chủ yếu.

Các trang tài liệu

Các trang tài liệu cũng như trang hỏi đáp để anh em có thể xem và hỏi trong quá trình làm, bản thân mình, cũng như các lập trình viên website khác cũng vẫn đang truy cập những trang này hàng ngày trong quá trình làm dự án, mình sẽ giới thiệu 3 trang để các bạn tránh ngợp đó là:

  1. https://www.w3schools.com
  2. https://developer.mozilla.org/en-US/docs/Web/HTML
  3. https://stackoverflow.com

Ngoài những kỹ năng mình nhắc ở phần 1 thì kỹ năng tiếng Anh cũng khá là quan trọn nhé các bạn, nó ảnh hướng tới kỹ năng cũng như sự nghiệp của các bạn sau này đó.

Tóm tắt

Vậy tóm tắt lại lộ trình của các bạn để trở thành web developer đó là ( bỏ qua sở thích, đam mê, mục tiêu gì đó nhé bởi cái này phải tiên quyết là có rồi )

  1. Học: HTML, CSS, JS ( theo thứ tự từ trái qua phải nhé)
  2. Học ngôn ngữ server PHP chẳng hạn
  3. Tìm hiểu & sử dụng database MySQL ( có thể tìm hiểu việc sử dụng PHP kết hợp với MySQL luôn cũng đc )

Học tất cả những thứ này qua các trang tài liệu mà mình đề cập ở trong bài.

Tự động dịch bài viết bằng WPML

0

Vấn đề là gì?

Nhiều bạn chia sẻ với mình rằng sau khi cài đặt WPML mà chẳng khác gì không cài đặt, cài xong chẳng thấy bài dịch đâu? hoặc WPML nó không tự dịch cho mình ạ? và làm thế nào? để dịch bài viết? thì bài viết này sẽ sơ qua về việc tự động dịch của plugin WPML các bạn nhé.

Chắc các bạn đến với website của mình qua từ khoá của bài Download WPML free? hôm nay mình sẽ giới thiệu 1 tính năng mà ít người để ý tới đó là tự động dịch trong WPML, về cơ bản thì thằng WPML sẽ tự dịch cho bạn khoảng 10.000 từ free.

WPML mục đích sinh ra là để chạy dịch vụ dịch thuật mà, thế nên phần này họ sẽ cho bạn dùng thử để trải nghiệm và dùng dịch vụ bên họ, mình thì thấy khá là rẻ. Tuy nhiên đc free tội gì không dùng? 10.000 từ mà 1 tháng bạn viết cũng đc mấy bài chứ mấy ( cũng đc kha khá khoảng 5 ~ 8 bài đấy ) với blog như của mình viết tào lao thì tháng đc có mấy bài nhỏ nhỏ dịch tốt.

Tiến hành cài đặt

Sau khi cài đặt các plugin cần thiết của WPML bạn có thể cài thêm phần WPML translation management wpml-translation-management này để thực hiện ý đồ nhé các bạn.

Tiếp theo các bạn vào phần quản lý của WPML

Bước tiếp theo chọn phần mà bạn muốn tool hỗ trợ mình xử lys

Bước tiếp theo chọn done

Tiếp theo nữa hãy chọn những post hoặc page cần dịch để order người dịch

Chuyển sang tab Translationn Basket và nhấn nút sen all items for translation

Đợi một lúc sau bạn sẽ thấy được như hình

Click vào link kia thì web chuyển bạn tới trang tool lúc nãy và tiếp theo bạn biết mình sẽ phải làm gì tiếp theo rồi.

Sau khi chọn gói thì plugin sẽ yêu cầu bạn nhập thông tin thanh toán cho phần tự động dịch này, bạn có thể nhập thẻ visa để active phần free của mình

Dịch bài viết

Về cơ bản thì dịch bài viết tự động với không tự động không khác nhau là mấy, bạn nhấn dấu + trên danh sách bài post hoặc page sẽ tự động chuyển đến link dịch cho mình. Trước khi dịch nó sẽ hỏi bạn chơi kiểu tự động dịch hay tự mình dịch? chọn tự động thì sẽ có các từ khoá được dịch sẵn thay vào cho mình luôn.

Phần dưới đây là phần tự động dịch mà mình đã thử trải nghiệm ở website của mình

Tạm kết

Trong phần này anh em biết sơ qua được phần tự động dịch của thằng WPML như thế nào? và anh em không cần phải thắc mắc là nó hoạt động ra sao? và sao em cài WPML mà nó chẳng khác gì ? nó không dịch cho mình? cơ bản là anh em hiểu vì sao rồi đấy 🙂

Cám ơn nhà tài trợ WPML. Các bạn có nhu cầu mua WPML hãy mua theo link ref này nhé 😀

Những đoạn code thường dùng khi code cho WordPress.

Nhiều khi mình biết là đoạn code dùng custom query, hoặc dùng những hàm có sẵn của WordPress nhưng mình không rõ chính xác là phải viết như thế nào? mình lại phải đi search xem như thế nào ở đâu và nó tốn không ít thời gian, chính vì thế mới có bài viết này.

Cơ bản về lấy dữ liệu qua class WP_Query

PHP

Đoạn code trên lấy ra postype product biến $args bạn có thể tìm hiểu thêm trong documment mà mình có link ở cuối bài.

Hiển thị dữ liệu vừa lấy

PHP

Đoạn code này dùng để show dữ liệu trong cái query vừa rồi ra link tìm hiểu thêm https://developer.wordpress.org/reference/classes/wp_query/

Hiện taxonomy của một post trong vòng lặp

Ví dụ mình có một custom taxonomy là project_category và mình muốn lấy ra dưới dạng link trên bài post.

PHP

Lấy dữ liệu từ ACF repeat field

PHP

Lấy các đường dẫn trang của WooCommerce

PHP

Xoá bỏ category ( danh-muc ) khỏi URL

PHP

Tạo user trong file functions.php

PHP

EasyEngine một công cụ quản lý VPS Tuyệt vời

Lúc trước mình có viết bài về RunCloud là một dịch vụ quản lý VPS có phí, giúp bạn quản lý và monitor VPS của mình một cách chuyên nghiệp, bạn thậm chí dùng bản Free của Runcloud cũng đã thấy nó OK rồi. Hôm nay mình viết bài giới thiệu về Easy Engine một công cụ quản lý VPS khác dành cho các bạn thích sử dụng command line, nó hoàn toàn Free.

Easy Engine có những đặc điểm gì?

Giống như RunCloud bạn sẽ không phải install bất kỳ service nào, mọi thứ EasyEngine đã lo, nào là Nginx, MySQL, Redis, Cache … thậm chí cài WordPress chỉ với 1 câu lệnh bạn đã có cache kiếc các kiểu luôn rồi, với cơ chế quản lý các app bằng Docker làm cho web của bạn thêm bảo mật. Phiên bản 4 mới có quản lý app bằng docker nhé anh em.

Đọc tới đoạn này anh em có nghĩ mình sẽ làm gì với cái Easy Engine này không? chắc là có 🙂 vì mình cũng có suy nghĩ là sẽ dùng Easy Engine làm gì đó xịn xò ra trò, yên tâm là Easy Engine cho phép các bạn tự do thoải mái sáng tạo nhé.

Easy Engine làm được những gì?

  • Giúp bạn cài WordPress chỉ với 1 câu lệnh
  • Sẵn sàng môi trường Nginx, PHP, MySQL, Redis & deps
  • Setup SSL của Let’s Encrypt và của riêng bạn
  • Full Cache cho site WordPress
  • Cài để dev trên MacOS
  • Còn nhiều nữa đang chờ bạn khám phá & trải nghiệm
Easy Engine Feature

Thân thiện với developer

Trải nghiệm của bản thân với Easy Engine

Sau 1 thời gian sử dụng mình thấy nó thực sự phù hợp ở thời điểm này với mình, nhiều khi mình còn tự hỏi tại sao mình mua RunCloud mỗi tháng $8 để làm gì? trong khi Easy Engine đáp ứng hết mọi thứ rồi?

Mọi thao tác với easy engine đều giống như với server bình thường luôn anh em cứ việc triển khai 🙂

Kết

Bài này chỉ mang tính chất giới thiệu cho các bạn biết thêm về Easy Engine một tool mới giúp bạn quản lý VPS đỡ phải cài cắm các kiểu con đà điểu mất thời gian. Có 1 điều đáng chú ý là ngoài chạy ở VPS Easy Engine cũng sẽ cài được trên Macos và bạn chẳng phải cài XAMPP hay MAMP nữa sài như server thật luôn.

Các bạn xem thêm ở link của trang chủ nhé: https://easyengine.io

Cám ơn các bạn đã đọc bài viết 🙂 cần support hoặc hướng dẫn cứ để lại comment nhé!

Cài đặt Laravel trên MacOsx

0

Ở bài trước mình có hướng dẫn mọi người sử dụng XAMPP để cài đặt laravel, tuy nhiên Laravel có tool cài đặt cực dễ dàng và dễ sử dụng, thậm chí bạn có thể chuyển được cả phiên bản PHP, custom domain, SSL và tất nhiên nó hỗ trợ cho Laravel rồi, và phần mềm đó tên là Valet.

Valet là gì?

Valet là một webserver cũng giống như XAMPP, MAMP mà mọi người đang dùng vậy, tuy nhiên nó có nhiều tính năng mà ở các phần mềm khác không có, và control nó chủ yếu sử dụng commanline.

Laravel Valet, không chỉ dành riêng cho Laravel, Valet còn có thể dùng cho WordPress, Magento, Drupal, HTML …

Cài Valet thì bạn sẽ có thể sử dụng Nginx, Dnsmasq để làm proxy với domain .test ví dụ bình thường bạn phải chỉnh sửa trong file /etc/hosts thì giờ không cần phải chỉnh sửa gì nữa, cứ tên thư mục .test là run rồi, và nó chạy như một webserver thực thụ, cái gì cần chạy dưới webserver này là chạy được hết á, thôi vào việc cài đặt nhé.

Nếu như ngày trước mình cài đặt đủ các thứ để chạy Laravel trên local giống cái valet thì thật là nhọc sức, nào là cài NGINX, nào là cài PHP, nào là cài PHP swich version, nào là cài DNSMASQ ( để có cái domain ở local ) nào là SSL … thì giờ nó include tất trong cái Valet này rồi, và sử dụng nó easy vãi chưởng ra.

Cài đặt

Valet yêu cầu bạn sử dụng trên macOS và Homebrew. Trước khi cài đặt bạn cần kiểm tra xem không có chương trình nào ví dụ Apache hoặc Nginx sử dụng port 80 của máy tính.

Các bước:

  • Cài đặt hoặc update bản mới nhất của Homebrew brew update.
  • Cài đặt php 7.4 sử dụng Homebrew bằng câu lệnh brew install php
  • Cài đặt Composer.
  • Sử dụng Composer để cài đặt Valet composer global require laravel/valet
  • Chạy câu lệnh valet install. Câu lệnh này sẽ cài đặt Valet và DnsMasq và cài đặt Valet khởi động cùng máy tính của bạn.

Sau khi cài đặt thì nếu bạn gõ bất kỳ domain nào .test đều được trỏ về local máy tính của bạn ví dụ ping abc.test. Nếu cài đặt đúng bạn sex thấy nó trả về IP là 127.0.0.1

Valet tự khởi động cùng hệ điều hành và bạn không cần chạy valet start hoặc valet install nữa.

Sử dụng domain khác?

Valet cho phép bạn sử dụng domain khác luôn, nếu bạn không muốn domain là .test nữa thì bạn có thể chuyển thành domain khác bằng câu lệnh valet tld newdomain

Ví dụ mình muốn chuyển thành .app thay cho .test mình sẽ sử dụng câu lệnh valet tld app và từ bây giờ trở đi tất cả các app của mình đều chạy dưới domain .app

Database

Cái này thì đơn giản rồi, bạn chỉ cần sử dụng câu lệnh brew install [email protected] là bạn cài đặt được rồi, sau khi đã cài đặt thì dùng câu lệnh brew services start [email protected] và có thể kết nối với database bằng tài khoản root host là localhost và không có pass.

Sử dụng phiên bản PHP

Cái này là cái mình thích bởi trước đó mình đã phải cài vài thứ mới chuyển được phiên bản PHP, cụ thể Valet cho bạn chuyển thoải mái các phiên bản PHP và nó sẽ cài mới nếu như bạn chưa cài phiên bản PHP đó, nó gần giống như NVM của thằng Node.Js vậy 😀

valet use [email protected] Chuyển dùng phiên bản PHP 7.2

valet use php Chuyển về dùng phiên bản php mới nhất

Chạy website PHP

Để chạy được website với Valet bạn cần phải chọn đường dẫn đến thư mục chứa code của mình cụ thể qua 2 câu lệnh sau:

Câu lệnh Park

Bạn tạo thư mục chứa code của mình ví dụ: mkdir ~/Sites Site là thư mục chứa code, sau đó chạy câu lệnh cd ~/Sites & valet park

Sau khi thực hiện bước trên bạn vứt bất kỳ thư mục nào vào trong ~/Sites đều có thể chạy được dưới domain của localhost .test mà mình viết lúc nãy.

Ví dụ mình có thư mục ~/Sites/abcdefgh/ và giờ sau khi code 1 file PHP trong này mình sẽ chạy http://abcdefgt.test là file chạy ngon lành

Với trường hợp bạn muốn chạy 1 thư mục đặc biệt không nằm trong thư mục mà bạn chạy câu lệnh park thì bạn chạy câu lệnh link cụ thể như sau:

chạy câu lệnh link tenproject sau đó bạn có thể chạy website với domain http://tenproject.test quá tuyệt vời phải không nào?

Tóm tắt lại

Nói chung thằng Valet nó hỗ trợ anh em khá là nhiều thứ, bao gồm cả HTTPS nữa, các bạn tìm hiểu link của bên Laravel nhé, tuyệt vời giờ không phải lo lắng phiên bản hay môi trường gì cài cắm cho mệt người nữa 🙂 cài 1 lần sài cho tất cả các loại project từ HTML đến PHP 🙂
Cám ơn ông em Đức đã giúp anh update công nghệ :3

Thêm custom file CSS trong WordPress

0

Thỉnh thoảng mình có add custom CSS để chỉnh sửa style, mỗi một bài post mình sẽ add một đoạn script nhỏ để thực hiện mục tiêu đó, thỉnh thoảng mình cũng chỉ cần nhảy vào copy là done không phải search nữa 🙂

PHP

Đoạn code trên giúp mình add thêm CSS cho WordPress

Các bạn đọc thêm ở bên đây: https://developer.wordpress.org/reference/functions/wp_enqueue_style/

Những điều quan trọng nhất bạn nên biết về Kinsta

0

Kinsta được cung cấp độc quyền bởi Google Cloud Platform và chúng tôi sử dụng mạng toàn cầu cao cấp của Google Cloud để đảm bảo trang web của bạn tải nhanh hơn nữa. Kinsta được Google Cloud khuyên dùng như một giải pháp lưu trữ WordPress được quản lý hoàn toàn.

Tất cả các kỹ sư hỗ trợ của chúng tôi là các nhà phát triển WordPress, họ tạo chủ đề WordPress, plugin và đóng góp trở lại cốt lõi. Hỗ trợ 24/7 có sẵn cho tất cả khách hàng của chúng tôi 365 ngày một năm. Đọc thêm một chút về lịch sử của Kinsta trong nghiên cứu trường hợp Google Cloud của chúng tôi .

Dựa trên các thử nghiệm độc lập từ Đánh giá tín hiệu, Kinsta là một trong những máy chủ WordPress có hiệu suất cao nhất. Năm thứ năm liên tiếp, chúng tôi đã giành được giải thưởng Hiệu suất lưu trữ WordPress hàng đầu .

Các trung tâm dữ liệu

Bạn có tùy chọn để chọn từ 20 trung tâm dữ liệu cho trang web của mình. Mỗi trang web của bạn có thể có một trung tâm dữ liệu khác nhau khi chúng tôi sử dụng các triển khai đa khu vực.

  • Hội đồng Bluffs, Iowa, Hoa Kỳ
  • Thánh Ghislain, Bỉ
  • Quận Changhua, Đài Loan
  • Sydney, Úc
  • Los Angeles (Hoa Kỳ Tây 2)
  • The Dalles, Oregon, Hoa Kỳ
  • Ashburn, Virginia, Hoa Kỳ
  • Góc Moncks, Nam Carolina, Hoa Kỳ
  • São Paulo, Brazil
  • London, Vương quốc Anh
  • Frankfurt, Đức
  • Tây Jurong, Singapore
  • Tokyo, nhật bản
  • Mumbai, Ấn Độ
  • Montréal (phía bắcamerica-đông bắc1)
  • Hà Lan (châu âu-tây4)
  • Hamina, Phần Lan (châu Âu-bắc1)
  • Hồng Kông (á-đông2)
  • Zürich, Thụy Sĩ (châu âu-tây6)
  • Osaka, Nhật Bản (châu Á-đông bắc2)

Nền tảng

Nền tảng lưu trữ của chúng tôi không thuộc bất kỳ danh mục lưu trữ truyền thống nào . Toàn bộ cơ sở hạ tầng của chúng tôi được xây dựng trên Google Cloud Platform và rất khác so với chia sẻ truyền thống, VPS hoặc cơ sở hạ tầng chuyên dụng.

Kinsta sử dụng các máy chủ được quản lý LXD và các thùng chứa phần mềm LXC được phối hợp cho từng trang web. Điều này có nghĩa là mọi trang web WordPress đều được chứa trong một thùng chứa riêng biệt, nơi có tất cả các tài nguyên phần mềm cần thiết để chạy nó (Linux, Nginx , PHP, MySQL ). Các tài nguyên là 100% riêng tư và không được chia sẻ giữa bất kỳ ai khác hoặc thậm chí các trang web của riêng bạn.

Đặc trưng

Đọc thêm về kiến ​​trúc của chúng tôi: https://kinsta.com/advified-features/

Tất cả các kế hoạch của chúng tôi đi kèm như sau:

  • CDN miễn phí, Letsencrypt SSL miễn phí, môi trường dàn dựng, sao lưu tự động hàng ngày và tùy chọn tạo điểm sao lưu thủ công bất cứ lúc nào.
  • Bộ nhớ đệm toàn trang ở cấp máy chủ để cung cấp nội dung gần như ngay lập tức cho khách truy cập. Chúng tôi cũng kết hợp với plugin Kinsta MU của chúng tôi, được phát triển nội bộ, để cung cấp khả năng kiểm soát chi tiết hơn đối với bộ nhớ đệm.
  • PHP 7.2, 7.3 và 7.4.
  • Sửa lỗi miễn phí. Nếu trang web WordPress của khách hàng bị hack, chúng tôi sẽ sửa nó với mức độ ưu tiên ngay lập tức.
  • Các quy tắc và tối ưu hóa ở cấp độ máy chủ cho các trang web WooC Commerce và Easy Digital Download để đảm bảo trải nghiệm thanh toán mượt mà hơn cho khách hàng.
  • Bảng điều khiển được thiết kế tùy chỉnh với nhiều dữ liệu giúp bạn cải thiện hơn nữa trang web của mình https://kinsta.com/mykinsta/ .
  • Báo cáo phân tích MyKinsta để phân tích dữ liệu và thông tin chi tiết về hiệu suất https://kinsta.com/ledgeledridease/mykinsta-analytics/ .
  • Truy cập nhiều người dùng với quyền truy cập chi tiết . Thêm bất kỳ số lượng người dùng vào nhóm của bạn. Cấp cho họ quyền truy cập vào tất cả các trang web của bạn, chỉ cần thanh toán hoặc thêm họ dưới dạng nhà phát triển hoặc quản trị viên vào một tập hợp con của trang web của bạn.
  • Truy cập SSH, Git và WP-CLI.
  • Tất cả các kế hoạch của chúng tôi bao gồm một hoặc nhiều di chuyển cao cấp miễn phí, được hoàn thành bởi nhóm hỗ trợ chuyên gia của chúng tôi. Số lượng di chuyển bao gồm tùy thuộc vào kế hoạch bạn chọn. Chúng tôi cũng có một ưu đãi đang chạy ngay bây giờ nơi chúng tôi cung cấp di chuyển cơ bản miễn phí không giới hạn từ các máy chủ khác.

Làm thế nào chúng ta xếp chồng lên nhau

Để biết thêm chi tiết về cách chúng tôi khác với WP Engine hoặc SiteGround, vui lòng xem các trang sau:

Đảm bảo hoàn tiền trong 30 ngày

Chúng tôi đứng đằng sau chất lượng dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi tự hào cung cấp bảo đảm hoàn lại tiền trong 30 ngày mà không có hợp đồng dài hạn.

Logo và phương tiện truyền thông

Các logo Kinsta chính thức có thể được tìm thấy ở đây: https://kinsta.com/press/.

Nếu bạn thích hướng dẫn này, thì bạn sẽ thích sự hỗ trợ của chúng tôi. Tất cả các gói lưu trữ của Kinsta bao gồm hỗ trợ 24/7 từ các nhà phát triển và kỹ sư kỳ cựu của WordPress. Trò chuyện với cùng một nhóm hỗ trợ khách hàng Fortune 500 của chúng tôi. Kiểm tra kế hoạch của chúng tôi

Nguy cơ tiềm ẩn từ plugin nulled

2

Trong khoảng thời gian gần đây mình bị rảnh nên có dành thời gian nhiều hơn cho việc tìm hiểu & phát triển plugin premium, và tất nhiên mình cũng đọc và tìm những plugin premium để xem họ xây dựng như thế nào? Và mình cũng tìm những plugin trả phí đã null để về xem code thử.

Plugins nulled là gì?

Một plugin trả phí ( premium plugin ) đã được crack hay nói cách khác được chia sẻ lại và được sử dụng mà không cần key vẫn có thể sử dụng được các tính năng premium của plugin này.

Trong plugin nulled này có những gì?

Trong plugin nulled này có những file tính năng của plugin mà mình đang có nhu cầu sử dụng, giống y chang một plugin bình thường. Nhưng kèm theo đó là những đoạn code đã được mã hoá được giấu trong plugin này, nhằm mục đích không được tốt đẹp.

Đây là một vài ví dụ
Hình ảnh mình chụp code của một plugin null

Những gì có thể xảy ra?

Có rất nhiều trường hợp có thể xảy ra đối với website của bạn. Cụ thể các trường hợp này được liệt kê ở dưới đây

  • Bị chèn backlinks vào theme, khi số lượng lớn người dùng cài đặt, sẽ giúp tạo ra một lượng backlinks khổng lồ. Nếu đó là backlinks từ những websites ‘xấu’ thì website của bạn chắc chắc sẽ bị ảnh hưởng thứ hạng SEO.
  • Bị cài code quảng cáo.
  • Bị cài code để redirect các bài viết của bạn về các websites khác. Đây là một trong các thủ đoạn câu traffic rất hiệu quả của những kẻ phát tán theme nulled không an toàn.
  • Bị cài code mã hóa để tạo user mới, để thay đổi, chỉnh sửa nội dung bài viết của bạn.
  • Cài code để thu thập dữ liệu đăng nhập của người dùng, từ đó hackers có thể tìm ra cách đăng nhập vào các tài khoản khác của người dùng nếu họ dùng chung 1 password cho nhiều loại dịch vụ.
  • Có thể cài back door để chiếm quyền sử dụng hosting, server của bạn, sử dụng vào mục đích xấu.

Vậy phải làm sao?

Để tiết kiệm chi phí chúng ta không nhất thiết phải lấy bản nulled về để sử dụng, mà tiết kiệm chi phí chính là việc mình sẽ bỏ tiền ra mua plugin mà mình có nhu cầu sử dụng, bởi không ai biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta sử dụng bản nulled.

Một khi đã bị hack vào server thì có thể cả hệ điều hành của server bạn cũng có thể bị nhiễm bệnh dẫn đến toàn bộ các website trên server này có thể trở thành đồ bỏ đi ( chính vì thế chi phí của một plugins lúc này lại trở nên quá đắt )

Tóm lại là không nên sử dụng nulled plugin.

Bởi nguy cơ tiềm ẩn có hại cho business của bạn từ những plugins này là rất lớn, nếu bạn sẵn sàng đánh đổi thì hãy cứ bỏ qua bài viết này.

Chia sẻ Plugin ACF Pro

0

Bữa nay có một số bạn hỏi về bản pro của ACF, tiện hôm nay vào update plugin mình chia sẻ luôn cho các bạn nhé.

Link download ở đây hiện tại bản này không phải bản dành cho developer nên chỉ có thể share bản latest không có key để chia sẻ cho các bạn.

Dành cho các bạn dev website cần sử dụng custom field, ngoài ra mình cũng chia sẻ plugin WPMLbài post này nhé, còn đây là bài viết về cách sử dụng pluginn WPML